Traderviet.info – Khi bắt đầu tìm hiểu hay bắt đầu giao dịch trong thị trường Forex chắc hẳn bạn đã nghe qua chứng chỉ CySEC. Đây là một trong những loại giấy phép thường được các nhà đầy tư sử dungh để đánh giá độ uy tín, chuyên nghiệp của một sàn giao dịch. Vậy chứng chỉ CySEC là gì? Chức năng của nó như thế nào và những sàn môi giới nào có đủ tiêu chuẩn để được CySEC cấp phép hoạt động. Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên ở bài viết dưới đây nhé.
CySEC
CySEC (viết tắt của Cyprus Securities and Exchange Commission) là Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Síp. Đây là cơ quan tài chính được thành lập vào năm 2001 với mục đích giám sát, kiểm soát các thị trường đầu tư tài chính tại Cộng hoà Síp và các khu vực chịu quản lý khác. Trụ sở của CySEC được đặt tại Síp. Tổ chức CySEC chịu trách nhiệm giám sát các công ty cung cấp các dịch vụ hành chính, không được quy định bởi Hiệp hội luật sư Síp và ICPAC.
CySEC có khởi điểm là một tổ chức pháp nhân nhưng đến năm 2004, Síp chính thức gia nhập Liên Minh Châu u (EU). Do đó mọi hoạt động và chính sách quy định của CySEC phải đồng nhất với khuôn khổ điều khoản của toàn thể khu vực Châu u Do hay các quy định và chức năng hoạt động của cơ quan CySEC bắt buộc phải căn cứ theo Luật cân bằng tài chính MiFID.
Nếu bạn tìm hiểu hay tham gia trong ngành Forex thì bạn chắc chắn cần biết CySEC là một tổ chức mà bạn chắc chắn cần biết vì đây là một trong số ít những cái tên quen thuộc và uy tín trong thị trường Forex. Các sàn Forex sở hữu giấy phép CySEC luôn là các sàn Forex uy tín và phổ biến trong cộng đồng thương nhân Việt Nam.
Tiêu chí hoạt động của CySEC
Phê duyệt và cấp giấy phép cho các công ty đầu tư, nhà môi giới hoạt động trong các lĩnh vực tài chính như: thị trường chứng khoán, Forex và CFD.
Giám sát và điều chỉnh các công ty, tổ chức dưới sự quản lý của CySEC; Kiểm soát và quản lý quá trình hoạt động, đảm bảo sự tuân thủ của các công ty,tổ chức đó cũng như các giao dịch lưu thông trong thị trường.
Kiểm tra định kỳ và thực hiện các điều chỉnh hoặc các hoạt động thực thi cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường tài chính.
Ban hành lệnh cấm vận và kỷ cương hành chính dựa theo pháp luật hay có thể yêu cầu bãi bỏ tập tục nếu nó trái với luật pháp của thị trường chứng khoán.
Hợp tác và trao đổi thông tin dữ liệu với các nhà chức trách công chúng, các cơ quan quản lý ngoại giao và các tổ chức khác.
Thu thập, mở rộng và xây dựng các khuôn khổ quản lý mới cho các sản phẩm hiện có hoặc các sản phẩm tài chính tiềm năng như tiền điện tử.
Điều kiện để có giấy phép CySEC
Để được cấp chứng chỉ CySEC, nhà môi giới phải thỏa mãn các yếu tố sau:
Vốn hoạt động: CySEC yêu cầu các sản phải có nền tảng ngoại hối cạnh tranh về mô hình kinh doanh và năng lực tài chính tốt. Yêu cầu vốn ban đầu cho sàn giao dịch ngoại hối STP là 125.000 Euro và đối với Việc tạo lập thị trường (nhà tạo lập thị trường), đó là 730.000 Euro.
Văn phòng đại diện: Điều kiện thứ hai là broker phải có văn phòng đại diện tại Síp, và có 3 nhân viên cấp cao (cấp giám đốc) là người địa phương.
Quỹ bồi thường: Ngoài những yêu cầu về vốn ban đầu, tất cả các sàn giao dịch được cấp phép CySEC phải chia một số tiền nhất định vào Quỹ bồi thường cho nhà đầu tư (ICF).
Kinh nghiệm và chuyên môn: CySEC yêu cầu tất cả các giám đốc cấp cao phải có kinh nghiệm tài chính chuyên sâu và vững chắc. Thêm vào đó phải chứng minh có nền tảng tài chính vững chắc.
Mô hình kinh doanh: Sàn môi giới phải có tính cạnh tranh về mô hình kinh doanh và khả năng tài chính tốt.
Trên đây là những thông tin về chứng chỉ CySEC trong thị trường Forex và những điều kiện để được cấp chứng chỉ. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về CySEC. Chúc bạn thành công!