Từ “room tín dụng” đang là thuật ngữ thường được sử dụng trong các cuộc trò chuyện về tài chính và hầu như ai cũng sẽ nghe đến khi tìm hiểu về các gói tín dụng hoặc khoản vay. Vậy thì, cụm từ này có nghĩa là gì? Làm thế nào để tính được mức room tín dụng của một ngân hàng? Hãy cùng traderviet.info tìm hiểu về khái niệm này và tác động của nó lên thị trường tài chính hiện nay ở bài viết dưới đây nhé.
Room tín dụng là gì?
Room tín dụng là thuật ngữ được sử dụng trong ngành ngân hàng, để chỉ giới hạn hoặc phạm vi cho vay của một ngân hàng.
Vào năm 2011, room tín dụng đã chính thức được áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trải qua một giai đoạn biến động với mức lạm phát rất cao. Lý do phát sinh là từ việc tăng trưởng cung tiền liên tục trong nhiều năm. Nhằm giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn, ngân hàng nhà nước đã công bố hạn mức cho vay của ngân hàng để quy định mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong đầu năm.

Room tín dụng- giới hạn cho vay của một ngân hàng
Ngân hàng nhà nước sẽ phân bổ tỷ lệ hạn mức cho vay của ngân hàng cho những NHTM trong nước dựa vào mức tăng trưởng tín dụng của toàn bộ nền kinh tế. Tùy thuộc vào sức mạnh tài chính của các ngân hàng, bao gồm hiệu quả quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng.
Hết Room tín dụng là gì?
Nếu ngân hàng vượt quá giới hạn tín dụng, họ sẽ hết room tín dụng và không thể tiếp tục cho vay nữa. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của ngân hàng và các hoạt động phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh của nhiều cá nhân, tổ chức.
Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra cho một Ngân hàng thương mại (NHTM) một tỷ suất tăng trưởng tín dụng tối đa ở mức nhỏ hơn so với năm trước hoặc so với những NHTM khác trong hệ thống. Thì ta có thể thấy rằng NHNN đang đánh giá ngân hàng đó có mức độ rủi ro cao hơn so với chính nó trong quá khứ hoặc so với những ngân hàng cạnh tranh trong cùng mạng lưới.
Nguyên nhân gây ra rủi ro đáng tiếc này có thể do ngân hàng cho vay quá nhiều so với vốn chủ sở hữu. Hoặc ngân hàng đã tập trung cho vay quá nhiều vào các lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp.
Vậy nếu không áp dụng ngưỡng room sẽ mang lại hậu quả gì? Câu trả lời là rất có thể sự tăng trưởng tín dụng sẽ vượt xa khả năng dự trữ, mất đi sự cân bằng, khó quản lý. Từ đó dẫn đến hệ luỵ lớn nhất là mất khả năng thanh toán.

NHTM hết room tín dụng sẽ không thể tiếp tục cho vay nữa
Nới Room tín dụng là gì?
NHNN thường sẽ áp dụng hạn mức cho vay của ngân hàng cho từng NHTM (Ngân hàng thương mại) để quản lý rủi ro của việc cấp tín dụng trong hệ thống. Tranh trường hợp NHTM (Ngân hàng thương mại) cho khách hàng vay quá mức trong khi ngân hàng đang còn ít vốn. Khi đó NHTM rất dễ rơi vào tình trạng hết ngưỡng room. Lúc này ngân hàng thương mại có thể yêu cầu ngân hàng nhà nước “nới” room tín dụng. Yêu cầu này được duyệt hay không còn phụ thuộc vào kết quả rà soát và điều tra từ ngân hàng nhà nước.
Cách ngân hàng nhà nước phân bổ Room tín dụng
Việc phân bổ hạn mức cho vay của ngân hàng cho các NHTM được thực hiện dựa trên mức tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế và sức mạnh tài chính của từng ngân hàng. Theo đó, NHNN sẽ công bố một tỷ lệ room tín dụng tối đa vào đầu mỗi năm và phân phối tỷ lệ room vay tín dụng cho từng ngân hàng thương mại tùy theo hiệu quả quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng của từng ngân hàng.
Những ngân hàng có hiệu quả quản lý và chất lượng tín dụng tốt hơn sẽ được cấp hạn mức tín dụng tối đa cao hơn. Ngược lại những ngân hàng có sức khỏe tài chính yếu hơn hoặc có chất lượng tín dụng kém hơn sẽ được cấp hạn mức tín dụng tối đa thấp hơn.
Ngoài ra, NHNN cũng có thể điều chỉnh hạn mức cho vay của ngân hàng trong năm dựa trên tình hình tài chính và kinh tế của đất nước và thế giới. Việc phân bổ hạn mức tín dụng được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng hoạt động trong giới hạn vốn và khả năng quản lý của mình. Từ đó tránh được rủi ro và đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng.

Những ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt hơn sẽ được cấp hạn mức tín dụng tối đa cao hơn
Tại sao ngân hàng nhà nước lại quy định về hạn mức Room tín dụng
Để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng
Trước khi được can thiệp, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã có thời điểm đạt mức cao đến 30-50%. Con số này vượt quá khả năng quản trị của các ngân hàng thương mại. Điều này đã gây ra nhiều hệ lụy cho ngành tài chính như mất cân cân bằng vốn, mất khả năng thanh toán và xảy ra tình trạng lạm phát.
Vì vậy, cần thiết phải đặt ra một giới hạn cho room tín dụng của các ngân hàng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống.
Đảm bảo chất lượng tín dụng tại Việt Nam
Các hạn mức tín dụng giúp các ngân hàng nhận thức được giới hạn về khả năng cho vay. Giúp cho quá trình chọn lựa khách hàng được cẩn trọng hơn và tiêu chuẩn cho vay được đặt ra nghiêm ngặt hơn. Việc ưu tiên các hồ sơ minh bạch cũng giúp giảm thiểu nợ xấu.
Khách hàng cũng hiểu rằng ngân hàng chỉ có thể cho vay trong khả năng có hạn, vì vậy họ sẽ cẩn trọng hơn trong việc vay tiền và sử dụng tiền vay. Ngoài ra ngân hàng nhà nước cũng hạn chế tăng trưởng room tín dụng trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản và chứng khoán.

2 lý do chính khiến nhà nước quy định về hạn mức room tín dụng
Mức phân bổ hạn mức cho vay của ngân hàng cũng được sử dụng để đánh giá tài chính và quản lý tín dụng của một ngân hàng đó. Tỷ lệ phân phối hạn mức tín dụng sẽ phụ thuộc vào sức mạnh tài chính và hiệu quả quản lý tín dụng của ngân hàng.
Nếu một ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn các ngân hàng khác trong hệ thống hoặc thấp hơn so với cùng kỳ năm trước chứng tỏ ngân hàng đó đã có mức rủi ro tài chính trong quá khứ cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Trên đây là những thông tin cơ bản về room tín dụng và những lý do khiến ngân hàng nhà nước phải đặt ra quy định về hạn mức tín dụng cho các ngân hàng. Có thể thấy rằng, những hạn mức này có vai trò rất quan trọng và có thể tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Khi áp dụng đúng hạn mức sẽ giúp hình hình lạm phát được giảm thiểu, kinh tế vĩ mô ổn định. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.