Hướng dẫn 5 bước đặt Stop loss đúng cách

0 bình luận 38 lượt xem

traderviet.info – Stop Loss là một khái niệm cơ bản nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà giao dịch ngoại hối. Trong bất kỳ thị trường tài chính nào, Stop Loss là một trong những cách quản lý nguồn vốn, đồng thời là kỹ năng mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng cần phải nắm rõ.

Vậy Stop Loss là gì, đặt Stop Loss như thế nào cho đúng? Bài viết hôm nay sẽ giúp nhà giao dịch hiểu rõ tầm quan trọng và kinh nghiệm đặt Stop Loss theo năm bước hiệu quả.

Stop Loss (SL) là gì?

Stop Loss có nghĩa là dừng lỗ. Đây là loại lệnh được các nhà đầu tư sử dụng để chấm dứt hoặc hạn chế thua lỗ trong giao dịch do đi ngược xu hướng với thị trường. Đây là một trong những lệnh cơ bản nhất mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng phải biết nếu muốn tồn tại ở thị trường tài chính lâu dài trước khi nghĩ đến việc kiếm được lợi nhuận.

Stop Loss là gì?

Ví dụ: Nhà đầu tư mua một khối lượng vàng với mức giá là 1750 USD, và kỳ vọng giá vàng sẽ tăng lên 1800 USD. Nhưng để ngăn chặn những rủi ro khi thị trường đổi hướng và giá giảm xuống 1700 USD, nhà đầu tư sẽ đặt Stop Loss tại mức giá là 1700 USD, có nghĩa là nếu như có biến động giá, giá vàng rớt xuống 1700 USD thì lệnh bán sẽ được thực thi, lúc này cắt lỗ nhà đầu tư sẽ chịu mất 50 USD.

Ý nghĩa của Stop Loss

Stop Loss là vị thế mà tại đó nếu giá đã đi qua thì toàn bộ chiến lược giao dịch không còn giá trị. Cắt lỗ cần được và nên đặt tại vị trí mà giá chạm tới.

Khi sử dụng Stop Loss, nhà đầu tư có thể:

  • Ngăn ngừa các khoản lỗ cho bất kỳ khoản đầu tư ban đầu nào bằng cách tự động thanh lý (thanh toán tiền mặt) ngay lập tức khi giá giảm xuống dưới giá mua. (hoặc cao hơn một chút so với giá mua của bạn nếu bao gồm chi phí giao dịch).
  • Ngăn ngừa một tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn: giảm thiểu số tiền có thể bị mất.
  • Kiếm ít nhất một số lợi nhuận: đảm bảo lợi nhuận trong khi nhà đầu tư chờ cây nến xanh tăng trưởng, thậm chí còn mạnh hơn trước đó.

Những sai lầm phổ biến khi đặt Stop Loss

  • Đặt SL quá gần: Thị trường luôn biên động lên xuống như những con sóng, nếu nhà đầu tư đặt SL quá gần sẽ khiến họ gặp những thua lỗ sớm trước khi thị trường mang lại lợi nhuận. Nhà đầu tư nên đặt Stop Loss tại một điểm có khoảng cách vừa phải để những con sóng của thị trường có thể giao động trước khi đến điểm chốt lời.
  • Đặt SL quá xa: Việc đặt lệnh cắt lỗ sẽ tạo tâm lý an toàn rằng nhà đầu tư khó bị dính Stop Loss, nhưng đồng nghĩa nếu họ đặt quá xa sẽ khiến họ thua lỗ hơn nếu dính SL. Ngoài ra, đặt SL quá xa sẽ khiến tỷ lệ Risk:Reward không còn được tốt, điều này sẽ khiến nhà đầu tư khó thể kiếm lời đối với chiến lược dài hạn.
  • Dời và thả SL: Mỗi khi thị trường biến động ngược hướng dự định, sẽ tạo cho nhà đầu tư tâm lý dời SL và đôi khi thả luôn lệnh cắt lỗ. Hành động thả điểm cắt lỗ giống như việc nhà đầu tư không đặt SL như chiến lược ban đầu. Và hậu quả của việc thả hoặc dời SL sẽ khiến họ chịu nhiều rủi ro, dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Nguyên nhân dẫn đến việc đặt Stop Loss không đúng thời điểm:

  • Chiến lược giao dịch chưa được xây dựng hoàn hảo nên không thể xác định được điểm vào lệnh cũng như Stop Loss. Các nhà giao dịch hãy trau dồi kỹ năng quan sát thị trường và xây dựng chiến lược bằng những công cụ phân tích kỹ thuật tạo hệ thống giao dịch hiệu quả nhất.
  • Tâm lý giao dịch không ổn định, không kiên định khi thị trường biến động, hãy tôi luyện cho mình một “tinh thần thép” để chiến đấu với thị trường.

Khi nào thì nên đặt Stop Loss?

Khi nào thì nên đặt Stop Loss?

Thị trường tài chính rất biến động, có những lúc chỉ lỡ vài phút mà nhà đầu tư đã mất đến 10 – 15% tài khoản. Chính vì vậy, có những lúc nhà đầu tư phải sử dụng lệnh Stop – Limit như một cách để bảo toàn vốn hoặc kiếm lợi nhuận một cách an toàn hơn.

Ví dụ: Nhà đầu tư mua với giá 0.04, mục tiêu giá sẽ tăng trên 0.05 nhưng nếu như giá coin hạ xuống 0.01 thì chắc chắn sắp tới là phiên giảm mạnh. Nhà đầu tư tiến hành đặt giá Stop là 0.01. Sau đó, nhà đầu tư muốn rằng nếu giá đến 0.01 thì họ sẽ đặt lệnh bán tại 0.02 để cắt lỗ. Khi giá đạt 0.01 lệnh của nhà đầu tư được thực hiện và đã hạn chế lỗ thành công.

Nên đặt Stop Loss ở đâu?

Đặt SL theo phần trăm vốn

Ví dụ: Mức chịu lỗ là 4% tài khoản, trader có 1000 USD, vậy lỗ 4% phải không quá 40 USD. Như vậy nếu trader muốn giao dịch 100 USD thì trader cần đặt sao cho lỗ tối đa chỉ là 3 USD. Hay cũng có thể đặt SL ở mức 97% mức giá mua vào.

Đặt SL theo Bollinger Band

Một chỉ báo được rất nhiều trader sử dụng để đặt SL là Bollinger Band, về cơ bản chỉ số này được hình thành từ một đường MA (thường thường là trung bình giá đóng của 20 phiên) và 2 đường trên dưới (MA + 2 Std; MA – 2 Std). Cách dùng rất đơn giản, nếu nó vượt đường bên trên thì giá sẽ có xu hướng đi xuống, còn vượt đường bên dưới thì giá sẽ đi lên. Từ đó trader có thể căn cứ để đặt SL cho tài khoản.

Năm bước đặt Stop Loss đúng cách

  • Bước 1: Xác định vị trí giao dịch.
  • Bước 2: Xác định vị trí Take Profit và SL theo đúng ý nghĩa.
  • Bước 3: Xem xét tỷ lệ Risk:Reward (tỷ lệ SL và TP), nếu tỷ lệ này chấp nhận được thì quyết định vào lệnh. Còn nếu tỷ lệ Risk:Reward không đủ tốt thì tìm vị trí giao dịch khác.
  • Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch (số lot) dựa vào xác định trước số tiền sẽ mất cho lệnh giao dịch này và vị trí điểm SL.
  • Bước 5: Vào lệnh với các thông số trên.

Ở bước này, các trader nghiệp dư thường đặt lệnh trước với khối lượng tùy ý, sau đó mới xác định vị trí SL. Tuy nhiên, những trader chuyên nghiệp thì ngược lại hoàn toàn: Xác định vị trí vào lệnh, vị trí SL và Take Profit sau đó mới tính toán khối lượng vào lệnh:

  • Nếu tỷ lệ Risk:Reward không tốt (chẳng hạn SL > TP) thì không vào lệnh và tìm cơ hội khác.
  • Nếu tỷ lệ Risk:Reward chấp nhận được thì quyết định vào lệnh với một khối lượng, sao cho số tiền thua lỗ khi dính Stop Loss đã xác định trước.

Ví dụ cách giao dịch và đặt SL của nhà giao dịch chuyên nghiệp:

Năm bước đặt Stop Loss đúng cách

Bước 1: Xác định vị trí giao dịch.

Khi quan sát cặp EUR/USD trên khung D1, nhận thấy EUR/USD chuyển đổi cấu trúc của xu hướng giảm (đỉnh và đáy sau thấp hơn đỉnh và đáy trước) sang cấu trúc của xu hướng tăng (đỉnh và đáy sau cao hơn đỉnh và đáy trước).

Xác định được một kênh giá tăng. Khi giá giảm về chạm kênh giá, nhà giao dịch dự đoán giá sẽ tạo đáy mới tại đây và tiếp tục xu hướng tăng.

Bước 2: Xác định vị trí TP và SL theo đúng ý nghĩa.

Take Profit sẽ tại trend line trên của kênh giá, khoảng cách khoảng 440 pip.

SL đặt dưới vùng đáy thứ 2 vì nếu giá giảm qua vùng đáy này thì kênh giá tăng đã bị phá vỡ, và phá vỡ luôn cấu trúc xu hướng tăng (vì đáy mới thấp hơn đáy trước). Toàn bộ ý tưởng hỗ trợ cho giao dịch đã không còn giá trị.

Bước 3: Xem xét tỷ lệ Risk:Reward.

Tỷ lệ Risk:Reward là 100:440 = 1:4.4. Đây là tỷ lệ rất tốt để giao dịch.

Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch.

Giả sử tài khoản giao dịch của trader là 10,000$. Mỗi lệnh giao dịch chỉ chấp nhận thua lỗ 1% tài khoản, tương đương 100$.

Với lệnh Buy EUR/USD có SL = 100 pip thì khối lượng giao dịch sẽ là 0.1 lot.

Bước 5: Đặt lệnh.

Sau các bước tính toán đơn giản và khoa học trên, nhà giao dịch sẽ quyết định vào lệnh Buy 0.1 lot EUR/USD tại giá 1.0570, đặt SL tại 1.0470 (100 pip) và Take Profit tại 1.1010 (440 pip).

Kết luận

Nhìn chung, việc đặt Stop Loss trong mỗi giao dịch vô cùng quan trọng, và mỗi nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn xem Stop Loss như một nguyên tắc bất di bất dịch. Do vậy, nếu muốn đứng vững trên thị trường Forex thì một trong những bước đầu tiên mà nhà giao dịch cần làm chính là nhận thức được tầm quan trọng của việc đặt Stop Loss và học hỏi, luyện tập thật nhiều để biết cách làm thế nào để đặt Stop Loss hiệu quả. Nắm rõ và hiểu được nó, bạn sẽ có những chiến lược giao dịch hiệu quả. Chúc bạn thành công.

TraderViet là một kênh kiến thức dành cho các Trader Việt Nam về Forex, Tiền điện tử, Quyền chọn nhị phân, Chứng khoán Quốc tế và Công cụ phái sinh.

Theo dõi chúng tôi

©2023 Traderviet.info. All Right Reserved. Designed and Developed by TraderViet