traderviet.info – Khi giao dịch ngoại hối (Forex), xác định xu hướng là một việc làm rất quan trọng. Bởi thị trường đôi khi giống như đang đi theo một xu hướng này, nhưng thực tế lại di chuyển theo một xu hướng khác, nếu không xác định chặt chẽ thì các nhà đầu tư sẽ dễ gặp phải tình trạng thua lỗ.
Bài viết hôm nay sẽ cùng các nhà giao dịch tìm hiểu 6 cách xác định xu hướng thị trường hiệu quả. Thông qua đó, các trader sẽ có được các kế hoạch giao dịch hợp lý, đạt được lợi nhuận cao.
Ba dạng xu hướng thị trường
Hiện tượng mà giá cả biến động trên thị trường đang đi theo một hướng, gọi là xu hướng thị trường. Có ba dạng xu hướng thị trường chính trong Forex, bao gồm: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang.
- Xu hướng tăng (Uptrend)
Khi giá tài sản tăng lên, và trên biểu đồ giá sẽ xuất hiện một chuỗi các đỉnh cao hơn (Higher High) và đáy cao hơn (Lower High) của các mức giá, xu hướng tăng xuất hiện.
Tại mỗi đáy cao hơn (LH), nhà giao dịch xác định đây là thời điểm tốt để mua vào. Dưới áp lực mua vào của các nhà giao dịch, dẫn đến như cầu về hàng hóa tăng và do đó mức giá di chuyển lên cao.
- Xu hướng giảm (Downtrend)
Khi giá tài sản giảm xuống, và trên biểu đồ giá sẽ xuất hiện một chuỗi các đỉnh thấp hơn (Lower High) và đáy thấp hơn (Lower Low) của các mức giá, xu hướng giảm xuất hiện.
Tại các đỉnh thấp hơn (LH), nhà giao dịch xác định rằng là họ đã kiếm đủ, và đây là thời điểm nên rút khỏi thị trường. Khi các nhà giao dịch chấp nhận một mức giá thấp hơn và bán ra, sẽ tạo một áp lực giảm giá, kết quả hình thành xu hướng giảm.
- Xu hướng đi ngang (Sideway)
Xu hướng ngang xuất hiện khi mức giá đi ngang, trên biểu đồ giá sẽ xuất hiện một vùng giá mà ta không thể đưa ra kết luận gì vào giai đoạn này.
Cách xác định xu hướng thị trường
Khi nhà giao dịch xác định được xu hướng thì đó chính là cơ sở để họ đưa ra những chiến lược phù hợp và áp dụng nó vào giao dịch của mình, từ đó rủi ro được tối thiểu hóa và lợi nhuận được tăng cao.
Cách đơn giản nhất để xác định xu hướng là áp dụng một trong những phương thức như sau:
Lý thuyết Dow
Tuy còn vấp phải một số chỉ trích nhưng không thể không công nhận rằng, lý thuyết Dow chính là khởi đầu cho những phương pháp phân tích kỹ thuật hiện nay. Do đó mà lý thuyết Dow được xem như là nền tảng phân tích kỹ thuật mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng nên hiểu và nắm vững.
Với lý thuyết này, thị trường có tất cả 3 xu thế chính: xu thế cấp 1 hay xu hướng chính, xu thế phụ hay xu thế cấp 2 và xu thế nhỏ hay xu thế đi ngang. Vì xu thế thị trường đi ngang cũng được xem như là xu thế cấp 2, nên khi phân tích biểu đồ, nhà giao dịch sẽ chỉ xét xu thế cấp 1 và cấp 2. Không những vậy khi thị trường đi ngang, cách khôn ngoan nhất là nên đứng ngoài, chờ bao giờ có xu hướng cụ thể rồi mới giao dịch.
Theo nguyên tắc của lý thuyết Dow, trader chỉ nên giao dịch theo xu thế cấp 1 hay xu thế chính, theo đó xu thế cấp 1 không nhất thiết chỉ là xu thế tăng, có thể là xu thế giảm.
Nếu giá liên tiếp được phá vỡ các đỉnh cũ, đáy cũ trước đó để thiết lập các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn, thì xu thế cấp 1 là xu thế tăng. Như vậy, khi nhìn vào biểu đồ, khi nhà giao dịch muốn xác định xu hướng tăng theo Dow thì cặp tỷ giá đó phải tạo được đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (HH) và đáy sau cao hơn đáy trước (HL).
Đường xu hướng
Khi giá đi phức tạp hơn và trong một khoảng thời gian dài hơn, có những sóng điều chính lớn hơn thì nhà giao dịch nên kẻ đường xu hướng để dễ quan sát.
Hơn nữa, để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, nhà giao dịch có thể kẻ thêm một đường song song với đường xu hướng, tạo thành một kênh xu hướng.
Dưới đây là một ví dụ về kênh xu hướng xuống. Nhà giao dịch cũng có thể làm như vậy với kênh xu hướng lên, tương tự.
Đỉnh và đáy
Trong một số trường hợp, nhà giao dịch có thể nối các đỉnh lại với nhau hoặc nối các đáy lại với nhau để tạo thành một đường xu hướng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đỉnh và đáy không nằm trên một đường thẳng làm cho việc sử dụng đường xu hướng có cảm giác hơi gò ép. Tuy nhiên, nhà giao dịch sẽ có thêm một cách nhìn trực quan nữa để xác định xu hướng thị trường đó là:
- Nếu các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước liên tiếp và các đáy sau thấp hơn đáy trước liên tiếp thì giá có xu hướng giảm.
- Ngược lại, nếu các đỉnh sau cao hơn các đỉnh trước liên tiếp và các đáy sau cao hơn các đáy trước liên tiếp thì giá có xu hướng tăng.
Đường trung bình động
Xác định xu hướng thị trường là một trong những ứng dụng phổ biến của các đường trung bình động (MA). Bản thân giá luôn giao động nhiễu loạn, đường MA phản ánh giá một cách “mượt” hơn, từ đó nhà giao dịch sẽ nhìn rõ hơn xu hướng của giá.
Trader có thể dùng các đường SMA hoặc EMA đều được. Đường EMA sẽ chú trọng nhiều hơn vào các biến động gần nhất khiến xu hướng được phản ánh nhanh hơn.
Có một phương pháp cho tín hiệu chuẩn xác nhất khi áp dụng các đường trung bình động để xác định xu hướng, đó là kết hợp nhiều đường MA. Theo đó, nếu tất cả các đường MA đều có xu hướng đi lên rõ ràng thì đó là một tín hiệu rất mạnh và giá sắp đi lên mạnh. Tương tự đối với trường hợp xu hướng đi xuống.
Biểu đồ giá trơn
Quan sát biểu đồ giá trơn là một cách đơn giản và trực quan nhất để xác định xu hướng thị trường. Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng thì phương pháp nàu sẽ được sử dụng tốt nhất. Do đó, nhà giao dịch không cần sử dụng bất kỳ một chỉ báo nào ngoài đường giá.
Đồng thời, biểu đồ đường sẽ là sự lựa chọn tốt nhất với phương pháp này, các nhà giao dịch nên sử dụng biểu đồ đường thay vì biểu đồ nến.
Chỉ báo MACD
Khi đường MACD cắt đường 0 từ trên xuống sẽ cho dấu hiệu xu hướng giá xuống. Ngược lại, khi MACD cắt đường 0 từ dưới lên thì đó là dấu hiệu thị trường sắp có xu hướng tăng.
Bên cạnh đó, nhà giao dịch có thể kết hợp với dấu hiệu phân kỳ giữa MACD và đường giá để xác định điểm đảo chiều xu hướng.
Kết luận
Bài viết trên đã gửi đến bạn những thông tin về 6 cách xác định xu hướng thị trường hiệu quả. Hy vọng rằng sau bài viết này, các nhà giao dịch sẽ nắm rõ hơn và lựa chọn được cách xác định đơn giản nhất, phù hợp với mình. Hãy trải nghiệm và thực hành thật nhiều nhé, bởi dù phương pháp có đơn giản như thế nào thì bạn cũng cần phải luyện tập để sử dụng nó một cách thành thục.