Khi giao dịch tại thị trường ngoại hối, chắc hẳn nhiều nhà giao dịch đã không còn xa lạ với mô hình nến Nhật và Steve Nison – cha đẻ tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật. Ông cho rằng việc kết hợp các chỉ báo với mô hình nến làm tăng thêm độ tin cậy cho mô hình này. Các chỉ báo như RSI, Stochastics và các đường trung bình động khi kết hợp với mô hình nến Nhật sẽ đem lại công cụ giao dịch theo dao động (swing trading) hiệu quả. Bài viết hôm nay sẽ giúp các nhà giao dịch hiểu thêm về mô hình nến Nhật thực chiến kết hợp chỉ báo, hãy cùng traderviet.info theo dõi nhé.
Chi tiết về mô hình nến Nhật thực chiến kết hợp chỉ báo
Mô hình nến Nhật là gì?
Nến Nhật được dùng với mục đích mô tả hành động giá cả, hoặc biến động tỷ giá cũng như mô tả tâm lý của nhà giao dịch nhờ vào những thông tin xuất hiện trong một phiên giao dịch như: giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất trong phiên, giá thấp nhất trong phiên.
Tại sao nên dùng nến Nhật?
Về mặt bản chất khi gioa dịch ngoại hối, nhiều nhà đầu từ chắc hẳn muốn biết xu hướng tiếp theo của thị trường, thị trường lên hay xuống.
Và mô hình nến Nhật sẽ giúp nhà đầu tư trả lời cho thắc mắc trên, bởi vì trong hàng vạn cây nến Nhật hiển thị trên biểu đồ sẽ có những cây giống như ngọn hải đăng dẫn lối cho nhà đầu tư biết nên Buy hay Sell, hay cảnh báo thoát lệnh trước khi phong ba ập tới.
Chức năng của chỉ báo dao động ?
Chỉ báo dao động (oscillator indicators) giúp nhà giao dịch xác định được các điểm then chốt của thị trường – các khu vực đảo chiều tiềm năng. Các chỉ số này được trải dài giữa hai giá trị đặc biệt chỉ ra khu vực tín hiệu mua quá mua và quá bán.
Khi một chỉ báo dao động đang ở trong khu vực có tín hiệu mua quá mức, điều đó có nghĩa là lực của sự dịch chuyển giá tăng đã suy yếu và một sự đảo chiều giảm giá đi xuống có khả năng xảy ra. Theo đó, khi chỉ báo dao động trong khu vực có tín hiệu bán quá mức, điều đó có nghĩa là những người bán đã trở nên suy yếu hơn và xu hướng giá sẽ đảo chiều đi lên. Chính vì thế, nhờ vào đặc điểm này mà nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo dao động để xác nhận các điểm đảo chiều.
Tại sao nên sử dụng mô hình nến Nhật kèm chỉ báo dao động?
Các mẫu mô hình nến Nhật đặc trưng sẽ thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giá, đến nỗi khi nhà giao dịch bắt gặp sẽ nghĩ ngay “đúng là mô hình này, mình sẽ vào lệnh theo nguyên tắc của mẫu hình”.
Nhưng đôi khi trader cũng quên mất rằng việc xem xét tổng thể hành vi giá xung quanh khi mẫu hình xuất hiện cũng là một điều quan trọng không kém. Nếu nhà giao dịch bỏ qua lưu ý này, thì lệnh giao dịch có khả năng thất bại rất cao. Như trong ví dụ sau:
- Mẫu hình nến morning star xuất hiện cả 2 lần trên biểu đồ giá, nhưng mẫu hình (2) lại thất bại, mặc dù đã có một nến tăng vượt qua phạm vi giá của mẫu hình morning star này.
- Nhưng đối mới mẫu hình (3) thì lại là một mô hình nến Nhật thành công, giá tăng và vượt qua đỉnh cũ trước khi điều chỉnh ở mức cao mới.
- Vì vậy với việc nhìn biểu đồ giá và các mẫu hình nến Nhật đơn thuần thì vẫn có tỉ lệ rủi ro mở các lệnh không thành công rất cao.
Cùng với biểu đồ giá trên, nếu nhà giao dịch bổ sung thêm một chỉ báo dao động để đánh giá sự xác nhận của xu hướng thì đó lại là một điều hoàn toàn khác, lệnh giao dịch này sẽ an toàn hơn, ít rủi ro hơn. Hãy cùng xem với cùng một biểu đồ khi có sự kết hợp với chỉ báo Stochastic:
- Mẫu hình nến morning star (2) mặc dù đã hình thành nên mẫu hình chuẩn chỉnh nhưng lúc này chỉ báo Stochastic lại cho tín hiệu chưa có sự quá bán hay phân kì của giá. Chính vì vậy sau khi nến tăng bứt khỏi mẫu hình morning star thì giá đã không có động lực tăng tiếp tục mà giảm về lại mức hỗ trợ trước đó và hình thành một morning star mới.
- Mẫu hình nến morning star (3) với sự xác nhận quá bán (over sold) của stochastic cho biết phe bán đã kiệt sức và rơi vào vùng quá bán, kèm theo với việc giá đang giao dịch quanh mức hỗ trợ, chính lúc này phe mua sẽ nhảy vào và đảy giá tăng lên một mức cao mới.
- Chính sự hỗ trợ xác nhận của chỉ báo dao động Stochastic (hoặc RSI) đã cung cấp tín hiệu cho nhà giao dịch biết rằng mẫu hình nến nào là đáng tin cậy và có thể mở lệnh với xác suất thành công cao nhất. Chính vì vậy việc cần một chỉ báo dao động để báo hiệu mô hình nến Nhật đảo chiều có đáng tin cậy hay không là một nguyên tắc cần thiết trong swing trading.
Mô hình nến Nhật + hỗ trợ/kháng cự + RSI
Trong các chỉ báo dao động thường sử dụng có RSI, và đây là một trong những chỉ báo khá nổi tiếng với các nhà giao dịch về độ nhiễu của các tín hiệu quá mua và quá bán. Chính vì vậy, để khắc phục nhược điểm này thì trader chỉ nên sử dụng phân kì giữa giá và chỉ báo này trong việc xác định và kiểm tra mô hình nến Nhật. Cách set up một mẫu hình giao dịch với RSI như sau:
Swing trading với vị thế mua
- Sự phân kỳ dương giữa RSI 14 và giá
- Mô hình đảo chiều tăng tại các mức hỗ trợ chính
- Mua với mô hình nến đảo chiều tăng
Swing trading với vị thế bán
- Sự phân kỳ âm giữa RSI 14 và giá
- Mô hình đảo chiều giảm giá tại các mức kháng cự chính
- Bán với mô hình nến đảo chiều giảm
Với nguyên tắc này trader có thể xem xét biểu đồ giá sau cho một vị thế bán
- Đỉnh giá đầu tiên và đỉnh giá thứ hai tại mô hình nến evening star trên biểu đồ giá tạo phân kì âm trên chỉ báo RSI 14
- Mô hình nến evening star xuất hiện tại mức kháng cự chính của biểu đồ
- Lúc này anh em có thể đặt một lệnh sell stop tại đáy cây nến thứ 3 của mô hình evening star và đặt stop loss tại đỉnh của mẫu hình nến.
- Giá sau khi kết thúc mẫu hình nến đã bị kéo giảm xuống và thu về lợi nhuận, mục tiêu giá là khoảng trống giá (gap) trước đó trên biểu đồ nến.
Mô hình nến Nhật + hỗ trợ/kháng cự + Stochastic
Việc sử dụng bộ ba mô hình nến Nhật, các mức hỗ trợ/kháng cự chính và chỉ báo dao động stochastic sẽ cung cấp cho nhà giao dịch một bộ các công cụ giao dịch hữu hiệu và đáng tin cậy.
Swing trading với vị thế mua
- Thị trường đang có xu hướng tăng giá
- Stochastic (5,3,3) dưới 20 (bán quá mức) hoặc phân kì dương.
- Mở lệnh buy sau khi hoàn thành mô hình nến đảo chiều tăng.
Swing trading với vị thế bán
- Thị trường đang có xu hướng giá giảm.
- Stochastic (5,3,3) trên 80. (mua quá mức) hoặc phân kì âm.
- Mua sau khi hoàn thành mô hình nến đảo chiều giảm
Với nguyên tắc trên, nhà giao dịch có thể xem xét biểu đồ giá sau:
- Phía trái biểu đồ giá là một thị trường giá tăng, sau đó thiết lập đỉnh và điều chỉnh về đường hỗ trợ chính (màu xanh)
- Tại mức giá quanh đường hỗ trợ, mô hình nến pin bar (mô hình nến đảo chiều) xuất hiện.
- Đồng thời chỉ báo Stochastic chỉ ra sự quá bán (over sold) và thiết lập tín hiệu mua.
- Đặt một lệnh buy stop tại giá bứt phá ra khỏi nến pin bar, đặt stop loss tại đáy nến pin bar
- Sau khi mẫu hình hoàn tất giá đã bật tăng mang lại lợi nhuận cho trader, và lúc này nhà giao dịch chỉ cần chốt lời tại giá mục tiêu là mức kháng cự trước đó.
Những lưu ý khi giao dịch
Sau khi đã nắm bắt được phương pháp và cách set up một giao dịch với sự tham gia của mô hình nến Nhật kết hợp với các mức hỗ trợ/ kháng cự và các chỉ báo dao động, thì nhà giao dịch đã có thể áp dụng để thực hành trên biểu đồ giá, nhưng vẫn có những vấn đề cần lưu ý như sau:
- Luôn luôn giao dịch tại các mức hỗ trợ và kháng cự chính, nó sẽ góp phần tăng khả năng thành công của vị thế.
- Chỉ giao dịch theo swing trading với phương pháp này, không nên áp dụng giao dịch theo xu hướng vì các yếu tố cơ bản để set up mẫu hình này đều là các yếu tố phù hợp chỉ báo dao động.
- Các bộ số của chỉ báo Stochastic hoặc RSI theo hướng dẫn không phải là cố định, trader có thể tinh chỉnh cho phù hợp với phong cách và thị trường đang giao dịch.
- Hãy để cho mẫu hình nến tự hoàn tất mẫu hình của chính mình, trader không nên nóng vội mở lệnh khi mẫu hình chưa rõ ràng hoặc chỉ căn cứ vào chỉ báo dao động.
- Khi chỉ báo dao động (Stochastic, RSI) cho kết quả xác nhận ngược lại với mô hình nến thì tốt nhất, trader hãy “đứng yên và đừng làm gì cả”.Đừng ra khơi khi có bão.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về mô hình nến Nhật thực chiến kết hợp chỉ báo. Hy vọng thông qua bài viết này, nhà giao dịch sẽ có phương pháp giao dịch tốt nhất trên thị trường và có thể tự phát triển thêm nhiều phương pháp mới phù hợp với bản thân. Chúc bạn thành công.